Chúc Mừng Ngày 08/03

Đăng lúc: Thứ sáu - 07/03/2014 08:25 - Người đăng bài viết: Trường Tiểu học Danh Coi
Chúc Mừng Ngày 08/03

Chúc Mừng Ngày 08/03

Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.

                                             Hình tập thể giáo viên nữ trường TH Danh Coi
                  
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả của đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu phụ nữ trên thế giới. Trước đây do trọng nam khinh nữ, nên phận làm nữ chịu nhiều thiệt thòi nhất hàng thế kỷ. Lịch sử đấu tranh mới chỉ bắt đầu từ Thời cổ Hy Lạp, Lysistrata cuộc tranh đấu chống lại nam giới để chấm dứt chiến tranh.
 
Lịch sử của ngày Quốc Tế Phụ nữ bắt đầu từ năm 1857 đến 1911.
Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Khẩu hiệu của họ là "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Sau đó, Đảng Xã hội Mỹ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909.
Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày đó năm 1911 đã được hơn một triệu người tham gia trong các nước Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ.
Ngày 25 tháng 3 năm 1911, 145 nữ công nhân, phần lớn là di dân người Ái Nhĩ Lan và người Do Thái của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York đã chết trong một vụ cháy trong xưởng dệt. Họ không có ngõ thoát ra ngoài được: cửa xưởng đã được khóa chặt để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc (Điều này đã thúc đẩy việc sửa đổi luật lệ lao động). Có khoảng 80.000 người diễn hành trong các đường phố đã đưa đám tang lớn của 145 nạn nhân chết cháy.
Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la Lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng.
Năm 1912, nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ Bread and Roses sau lần diễn hành 14.000 đình công tại Lawrence, Massachusetts. Sự can đảm của họ đã làm cảm hứng bài Bread and Roses, thường đi hát trong ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trờ về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.
Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ Pháp. Phụ nữ Pháp đã đi bầu hội đồng thành phố lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Trong lúc đó đàn ông Pháp đã được đi bầu từ năm 1848, tức là từ một thế kỷ trước 8 tháng 3 năm 1948, tại nước Pháp, 100.000 phụ nữ đã tổ chức một cuộc diễu hành tại Paris, từ Place de la République đến tượng Jeanne d’Arc.
Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm đều chọn một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.
Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.
8 tháng 3 năm 1975, bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.
Năm 1977, nghĩa là hai năm sau ngày Quốc tế Phụ nữ, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
 
Tác giả bài viết: Trường TH Danh Coi
Nguồn tin: ST
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Liên kết Website các đơn vị

+ Trường Mầm non:
+ Trường Tiểu học:
+ Trường Trung học cơ sở:
+ Trung Tâm học tập cộng đồng:
+ Liên kết Website Giáo dục & Đào tạo:
+ Liên kết Hệ thống Thư điện tử (Email):
+ Liên kết Chương trình quản lý trực tuyến:
+ Thư viện điện tử:

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website này thế nào ?

Rất đẹp

Đẹp

Bình thường

Xấu

Thống kê trên website

  • Đang truy cập: 41
  • Hôm nay: 2185
  • Tháng hiện tại: 361418
  • Tổng lượt truy cập: 3636668

Liên kết